Featured

Kinh nghiệm tác nghiệp báo chí ở Mỹ

Nhiều bạn/anh/chị quan tâm đến việc tác nghiệp báo chí ở Mỹ vào thời gian bầu cử với cao điểm dịch và bạo động, mình xin giữ lời hứa viết bài chia sẻ về kinh nghiệm tác nghiệm báo chí ở Mỹ trong thời gian qua.

Mình tốt nghiệp Cử nhân Báo chí và Truyền thông ở ĐHKHXH&NV TPHCM sau đó làm việc tại Đài truyền hình. Thời gian ngắn sau đó mình tốt nghiệp Thạc sĩ Báo chí và Truyền thông quốc tế ở Anh rồi về làm việc tiếp ở Đài Truyền hình không một năm rưỡi. Khoảng 2015 mình nhận lời làm Manager quản lý thị trường Việt Nam cho tập đoàn Nhật và sau đó mình sang Mỹ học bằng Thạc sĩ thứ hai về Phân tích dữ liệu kinh doanh. Hiện nay mình đang là Chuyên viên phân tích dữ liệu cho dự án Viện trợ y tế quốc tế của Chính phủ Mỹ. Mình cũng có những dự án riêng để hỗ trợ cộng đồng như Cultural Hub, Viet Connect, Analytics for Life chủ yếu dựa trên kiến thức truyền thông báo chí, khoa học dữ liệu. Trong thời gian học Thạc sĩ và đi làm ở đây, mình có làm bán thời gian cho Trường mình ở Mỹ với vị trí là Digital Marketing Cordinator và cộng tác đưa tin, phóng sự, trả lời phỏng vấn chuyên sâu cho Đài truyền hình, cơ quan báo chí uy tín ở Việt Nam như Zing, Pháp Luật, Tuổi Trẻ, VTC, VOH…

Do tình hình dịch biến động nhanh và phức tạp nên vào thời điểm tiến hành bầu cử Tổng thống Mỹ 2021, việc sắp xếp nhân sự để đưa tin cho sự kiện này ở Thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ không hề dễ dàng. Mình đã nhận lời các tờ báo và Đài truyền hình ở Việt Nam để hỗ trợ đưa tin cụ thể về diễn biến bầu cử tại thủ đô Washington DC khi cả Thế giới đang hướng sự chú ý về đợt bầu cử này. Trong mấy năm làm báo cũng đi nhiều nơi trong khu vực TPHCM, các tỉnh từ Bắc chí Nam, chưa kể mình cũng có cơ hội đi 15 quốc gia ở châu Á, Âu, Mỹ nên liên tục cập nhật kiến thức về ngành nghề cũng như kiến thức thực tế từ nhiều nơi. Bản thân mình cũng hay theo dõi thông tin và phân tích tình hình kinh tế chính trị xã hội trong nước và Thế giới nên cũng không mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị cho việc đưa tin bầu cử. Thật ra mình nhận được lời mời liên hệ cộng tác đưa tin cho đợt bầu cử khoảng 2-3 ngày trước ngày bầu cử chính thức (đầu tháng 11) trong khi công việc chính của mình vẫn là chuyên viên phân tích dữ liệu cho dự án y tế quốc tế. Một số kinh nghiệm bỏ túi cho các bạn/anh/chị/cô/chú trong quá trình tác nghiệm các sự kiện lớn trên Thế giới như sau.

  1. Luôn trong trạng thái sẵn sàng về kiến thức và kĩ năng
    Một trong những yêu cầu làm nghề báo và truyền thông là cần phải liên tục cập nhật kiến thức và trau dồi kĩ năng làm nghề (có vẻ như áp dụng trong mọi ngành nghề trong xã hội chứ không chỉ báo chí). Với những chủ đề lớn và yêu cầu hệ kiến thức phức tạp mà nhận “lệnh” đưa tin tức thời thì thường mỗi người chúng ta cần tự xây dựng hệ kiến thức kinh tế, văn hóa, xã hội. Rất nhiều người hỏi mình là sau lại học ngành Thạc sĩ thứ hai về Business – nghe có vẻ như không liên quan đến Báo chí; thật ra kiến thức nhân loại là không giới hạn và cần liên kết đa ngành, đa nghề thì mới có được cái nhìn tương đối tổng quan và cởi mở trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ. Chính nhờ học Báo chí rồi qua Khoa học dữ liệu chuyên về Business, lại học và sinh sống ở ngay trong thủ đô Hoa Thịnh Đốn (Washington DC) nên mỗi ngày mình đã theo dõi thông tin, đi theo dòng tin tức thời sự, ra ngoài quan sát tình hình dân chúng. Tất nhiên là cần phải đặc biệt chú ý thông tin và cập nhận kiến thức, tin tức liên quan đến chủ đề mình đang làm phóng sự. Không chỉ cần đọc nhiều nguồn tài liệu, mình còn tham quan toà nhà Quốc hội, Toàn án Tối cao, National Archive, bảo tàng, các dấu tích liên quan đến các đời Tổng thống (dinh thự Thomas Jefferson, Đài tưởng niệm Washington, Lincoln…) và nghe người dân kể về các đời Tổng thống. Đến tận những thành phố gắn liền với lịch sử lập quốc Hoa Kỳ như Philadelphia, Boston và cả những khu vực bị ảnh hưởng của Nội chiến như bang Georgia… Khi kết hợp linh hoạt giữa kiến thức – trải nghiệm thực tế – góc nhìn riêng thì nội dung tin tức/phóng sự được phản ánh sẽ có dấu ấn riêng.

  2. Yêu nghề, chịu khó dấn thân, chuẩn bị thật kĩ

Báo chí luôn là đam mê lớn của đời mình nên bất kể mình ở đâu, làm nghề gì, mình vẫn đam mê và luôn tìm tòi gắn bó với báo chí theo cách riêng. Bản thân website cá nhân và website của dự án Viet Connect mình sáng lập ra đã có 13 ngàn lượt xem trong mấy năm qua (từ 40 chục quốc gia trên thế giới) bằng tiếng Anh và Việt.

Với những sự kiện mang tính tác động đến xã hội nhưng không kém phần phức tạp thì không chỉ cần có kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội nói chung mà còn phải tìm tòi những ngõ ngách, những thông tin bản địa mà có lẽ chỉ có người sống ở đây mới nắm bắt hết được. Mình ở Mỹ gần 3 năm rưỡi nhưng mình đã đi rất nhiều thành phố lớn tại Mỹ, bản thân trong thủ đô và khu vực lân cận mình cũng đã đi tham quan và tìm hiểu lịch sử khá nhiều, nắm khá rõ tình hình bản địa (đường sá, an ninh, người dân sinh sống như thế nào, cách di chuyển…) Vì vậy khi nhận được lời mời tác nghiệp đợt bầu cử từ biên tập viên là ngay lập tức trao đổi tình hình và lên kế hoạch “tác chiến”. Google nhanh chóng những địa điểm thu thập phiếu bầu và ngay hôm sau mình đi thực địa trước ngày diễn ra bầu cử chính thức. Do mình vẫn làm full time bên này nên các công tác báo chí mình tạm thời chỉ có thể hỗ trợ trước và sau giờ làm việc. Chưa kể phải tính toán kế hoạch di chuyển trong ngày diễn ra bầu cử chính thức. Dịch nên phương tiện công cộng khá hiếm và chậm (chưa kể là nhìn chung hệ thống phương tiện công cộng ở Mỹ không tiện như ở Anh mình từng được học) nên Uber/Lyft là giải pháp tốt nhất. Nhưng bạn phải luôn chuẩn bị tinh thần cho các trường hợp xấu nhất như không bắt được xe và phải di từ rất sớm. Nên chuẩn bị sẵn nước uống và đồ ăn gọn nhẹ trong ba lô và các thiết bị ghi hình, phát sóng, chuyển files cùng các pin sạc dự phòng. Trong dịch gần như cả thành phố đóng cửa nên nếu không tự chuẩn bị những vật dụng thiết yếu như thế này, bạn sẽ không thể tác nghiệp liên tục vì rất khó tìm được cửa hàng nào ở ngay gần Nhà Trắng hoặc Tòa nhà quốc hội để bạn mua đồ tiếp tế… Chưa kể phải mang theo giấy tờ tùy thân và tự chuẩn bị tốt cho an toàn của bản thân khi tác nghiệp. Với các bạn phóng viên nữ, càng cần phải chú ý rèn luyện sức khỏe, tính dẻo dai, học một số kĩ năng tự vệ cơ bản. Mình đã nhiều năm rèn luyện theo chế độ của Anh và Mỹ nên mình khá quen với tốc độ và áp lực dồn dập từ các ngành.

3. Quan sát, kĩ năng ghi nhận tại hiện trường

Mình là một trong những phóng viên hiếm hoi của Việt Nam có mặt tại hiện trường và theo suốt các sự kiện bầu cử, thông tin tình hình dịch ở Mỹ từ năm ngoái đến thời điểm hiện nay. Sáng ngày diễn ra bầu cử chính thức khoảng 7.00 sáng (trời bên này chưa kịp sáng) là mình đã nhận lệnh điều động để có mặt ở trước Nhà Trắng ghi nhận tình hình. Không gian rất yên tĩnh (vì dịch và an ninh khá tốt), chưa kể trời chưa kịp sáng nên chủ yếu phóng viên quốc tế như mình có mặt thôi, thi thoảng thấy người dân chạy bộ ngoài đường. May thay lúc mình đi bộ gần đến cửa trước của Nhà Trắng thì gặp ngay bạn mình cũng làm cho Nhà Trắng. Bạn học cùng trường với mình ở bên Mỹ, khá giỏi và tụi mình biết nhau từ hồi còn là sinh viên của trường. Chào hỏi vài câu thì mình tiến thẳng đến cổng trước Nhà trắng để đưa tin luôn. Các bạn tác nghiệm phải nắm khá rõ hiện trường, đi thực địa trước nếu chưa quen, phải nhạy cảm với tình hình để biết đâu là nơi có thể tiếp cận, đâu là khu vực báo chí có thể phỏng vấn và ghi hình. Bản thân mình rất quan tâm đến tình hình người dân Thế giới sinh sống như thế nào nên mình thuộc và nắm khá rõ tình hình những địa điểm trọng yếu. Một trong những niềm vui tao nhã của mình là đi đây đó để học hỏi và quan sát đời sống dân tình.

Khoảng 3.00 chiều ngày diễn ra bạo động ở Tòa nhà Quốc hội Mỹ thì mình nhận lệnh đưa tin từ buổi trưa nhưng do mình làm full time nên chỉ có thể theo dõi tin tức qua các kênh như CNN, SBS, BBC để chuẩn bị đưa tin sau giờ làm việc. Đến khoảng chiều hôm đó là mình nhận được tin nhắn (mass message đến người dân) từ thị trưởng thủ đô Washington DC về lệnh phong tỏa toàn thành phố và chỉ có báo chí và các nhà chức trách được ra đường. Khoảng 6.00 lệnh phong tỏa bắt đầu có hiệu lực, mình bắt xe ra thẳng Tòa nhà Quốc hội mà cũng lo lắng vì mới diễn ra bạo động và sợ là hãng xe không nhận các chuyến ghé qua khu vực nhạy cảm này. Lúc mình lên xe thì tài xế bảo với mình là: “Đáng lẽ tôi không nhận chuyến xe này đâu, tôi mà biết từ đầu là đi qua Tòa nhà Quốc hội thì đã hủy chuyến rồi nhưng nhìn cô thân thiện và là người đàng hoàng nên tôi giúp cô…” Nguyên chuyến đi mà tài xế liên tục hỏi mình tại sao mình ra gần khu vực bạo động để làm gì (yêu nghề và dấn thân là quan trọng). May mắn là anh ấy cũng đưa mình đến gần Tòa nhà Quốc hội và thả mình cách đó khoảng vài tuyến đường do xung quanh đã bị bao vây bởi các lực lượng an ninh. Mình thật sự biết ơn người tài xế này và tự nhủ chắc vẫn còn Duyên với Nghề ❤ Mình mất cả tiếng đồng hồ đi lòng vòng ở khu vực đó phát hiện ra gần như mọi ngõ ngách đều bị chặn bởi nhiều lớp hàng rào an ninh chặt chẽ. Chỉ có hai đến ba nhóm phóng viên Mỹ đưa tin trực tiếp cách đó vài tòa nhà (lấy cảnh Tòa nhà Quốc hội ở background). Lúc sau mình đánh liều đi theo một nhóm hai đến ba người dân tiến về phía Tòa nhà Quốc hội thì may là đi được một quãng chưa bị ai hỏi thăm. Đi một lúc thì tiến vào được bên hông của Tòa nhà quốc hội và thấy một ê kíp duy nhất của báo chí Mỹ đang tác nghiệp ở đó. Thế là ngay lập tức mình đứng hiện dẫn với backgroun là Tòa nhà Quốc hội sau khi lệnh phong tỏa đã được áp dụng – xe cảnh sát còn chạy ngay sau lưng mình. Nghĩ lại là thấy thật phấn khích vì hồi mình học báo đã từng nghĩ đến cảnh làm phóng viên chiến trước. Nói ra thì lúc còn là sinh viên sẽ thấy khó tin nhưng tác nghiệp ở Mỹ xong mình thấy đúng là làm báo phải có máu báo chí và dòng máu này vẫn chảy trong người mình. Chính vì vậy mà mình có dịp đưa tin đến khán giả Việt Nam về những tin tức mới nhất của bầu cử quốc hội. Bạn bè Mỹ và quốc tế của mình cũng quan tâm đến các bài tường thuật trực tiếp của mình 😊

4. Kiên trì với việc mình làm

Ngày cuối cùng của sự kiện bầu cử cũng là ngày tuyên thệ tân Tổng thống. May mắn là người dân Mỹ được nghỉ làm trong ngày này nên sáng sớm mình đã có mặt ở gần Tòa nhà Quốc hội ghi nhận sự kiện. Do liên tục tác nghiệp nên mình thuộc các khu vực báo chí có thể tiếp cận và tính toán góc quay nào ổn nhất. Am hiểu khu vực tác nghiệp và cũng phải có Duyên với nghề vì nếu nhìn từ bên ngoài vào sẽ thấy an ninh dày đặc không thể tiến sát lại tòa nhà. Trời rất rét nhưng mình vẫn cùng đoàn người dân đứng ngóng tin tức từ sự kiện này ngay trước Tòa nhà Quốc hội suốt 4 tiếng đồng hồ và phỏng vấn người dân. Khi tác nghiệp, bạn nắm news flow về sự kiện, xâu chuỗi các kiến thức liên quan và để ý động thái cụ thể từ tình hình thực tế và người dân tại hiện trường. Mình nhớ mãi cảnh Tân Tổng Thống đang tuyên thể xem live qua Youtube thì ở bên ngoài mưa rồi tuyết lất phất rơi (thủ đô rất hiếm có tuyết nha mọi người) vào khoảng 10 phút rồi ngưng, sau đó mặt trời ló dạng mang hơi ấm cho người dân đang đứng trông chờ tình hình tuyên thệ. 😊 Nhờ vậy mà cũng phỏng vấn được một anh người Mỹ bay từ Colorado đến tận thủ đô Washington để theo dõi sự kiện này và góp phần vào tiếng nói của người dân.

5. Linh động tự chủ tình hình

Đây là một điều mà mọi nhà báo đều đã phải kinh qua. Mình nhớ đêm diễn ra bầu cử chính thức, kế hoạch bản đầu của tòa soạn giao là mình có mặt trước khách sạn của Donal Trump để ghi nhận tình hình nhưng do tình hình diễn biến quá nhanh và sáng sớm mình có mặt ở Nhà Trắng (White House) nên đoán là người dân sẽ tập trung ở Nhà Trắng nhiều hơn. Vừa hết giờ làm việc chính thức là mình đến thẳng Nhà trắng để quay hình, lúc mình đứng ở cổng trước Nhà Trắng thì ngay lúc đó thấy một đoàn người tiến đến phản đối chính sách của Trump. Mình nhận được tin ngay lập tức từ tòa soạn báo là có một đoàn biểu tình đang kéo đến tỏ rõ thái độ phản đối. Mình lên mạng search ngay hình ảnh và thông tin về nhóm này và đoán ngay họ đang đứng trước mặt hình. Mình cũng không phải là thấp nhưng trong đoàn người quá đông thì mình đã leo lên một trụ bê tông gần đó để quay được góc hình độc quyền và trọn vẹn khoảnh khắc cho các tòa soạn. Mình nhớ hồi còn học Báo chí ở Nhân văn, mình nghe mọi người kể về anh đồng môn đã phải leo lên trần của một đền thờ để ghi nhận sự kiện chen chúc ở đền năm đó và anh đã được giải báo chí – ngay trong khoảnh khắc này mình nhớ ra chi tiết này nên ngay lập tức đứng trên trụ bê tông trước khi những người khác bắt chước. Hihi.

Một chi tiết nữa là cần linh động và ráng thử cố gắng trước khi nghĩ là mọi chuyện đã vô vọng. Lệnh phong tỏa sau bạo động được công bố là tòa soạn dặn mình không cần ra đường tác nghiệp nữa vì lo lắng cho an toàn của chính mình. Nhưng lòng yêu nghề cũng như khát khao thông tin cho độc/khán/thính giả quá lớn nên mình cũng liều thử một phen xem sao và cuối cùng lại có những góc quay độc quyền và kinh nghiệm để đời cho quá trình tác nghiệp.

Về quá trình truyền tin về Việt Nam thì cũng nên linh động bởi ở những nơi người dân tập trung quá đông thì mạng có thể chậm và không chuyển files về ngay được (cũng có thể vì lý do an ninh). Kinh nghiệm mình rút ra là mang cả thiết bị quay và laptop trong ba lô để khi bước ra khỏi đám đông có thể chuyển một số files quan trong về trước hoặc đẩy vào máy tính rồi chuyển bằng wifi qua cổng máy tính hoặc dùng 4G của điện thoại bắn mạng cho máy tính.

Milly Nguyen (Thi Ngan Ha Nguyen) từ thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ

Featured

Make a Wish to the World

Stay Strong The World!

Let’s make a wish to the World with @vietconnectproject:

Featured

Hành trình đến Mỹ của cô gái trẻ

Ngày này năm trước, cũng là đang ngồi ở công viên trung tâm ở Trento, Italia, thẩn thơ ngắm lá vàng mùa thu viết tâm sự về đoạn đường đã qua. Năm nay, thật sự cũng trùng hợp, lá ở Morgantown (bang West Virginia, Hoa Kỳ) cũng chuyển màu sang vàng, cam, đỏ, thực sự rất đẹp. Ở đây, qua mùa thu này, mới càng rõ hơn tại sao người ta gọi vùng này là “Almost heaven”, vì nó quá đẹp. Đặc biệt là đi roadtrip, ngồi xe ô tô, ngồi xe bus, dọc đường không thể nhắm mắt ngủ vì cảnh sắc hùng vĩ, khung cảnh mùa thu đẹp thiệt sự. 

Mình xuất thân ở làng quê nghèo thôi: ba mạ ở nhà, làm đủ mọi thứ để nuôi bọn mình đi học, và phải đi học bằng được – dù có đường bùn lầy lội, mưa gió, quàng bao ni lon thay áo mưa đi học, chạy vạy đi mượn sách cũ của người ta để lại mấy đời đi học, rồi còn nhiều nhiều điều chưa kể nữa lắm.

Năm ngoái từ chối học bổng chính phủ của New Zealand để đi sang Ý học, mình đã lưỡng lự rất nhiều. Nhưng bây giờ, thực sự, mình tin là nếu việc chăm chỉ, cố gắng hết sức, hiểu bản thân, và tự tin, thì điều gì cũng có thể làm được. Giấc mơ Mỹ hoàn toàn có thể trong tầm tay đối với những bạn sinh viên, học sinh con nhà nghèo.

Chương trình học ở Ý của mình bao gồm chương trình học bổng trao đổi qua Mỹ và Canada, và nhiều nhiều nước khác nữa. Mình nộp đơn xin cả hai và được nhận, sau đó chọn đi Mỹ và thực sự là không ngờ là bây giờ đã ở Mỹ được một học kì rồi. Nhớ cái thời mới đi hội nghị nước ngoài lần đầu tiên, gia đình cấm cản, bạn bè doạ các kiểu. Không ngờ bây giờ gái làng chính hiệu đã đi qua tới Mỹ rồi nè. 

Thời gian trôi nhanh quá. Biết là bản thân cố gắng thật nhiều, nhưng nếu trên đường đi đó, không có sự giúp đỡ của gia đình, anh chị, bạn tốt, người thương người lạ mới quen, thì cũng không làm nên hôm nay được. Bởi vậy, mình luôn biết ơn, và cảm thấy may mắn vì đã được gặp gỡ, nhận sự giúp đỡ của mọi người, được sống làm cá thể mà chính mình mong muốn. Và cũng biết ơn bản thân luôn cố gắng và vươn lên trong mọi hoàn cảnh. 

Cho nên, những bạn mong muốn được đi học, không có điều kiện, thì đừng bỏ cuộc. Hãy cứ cố gắng sống hết mình, rồi một ngày bạn cũng nhận được điều mình mong muốn, giống như câu nói mà mình rất tâm đắc: “And, when you want something, all the universe conspires in helping you to achieve it.” Nghĩa là “Khi bạn thực tâm khao khát một điều gì đó, cả vũ trụ sẽ hợp lực giúp bạn đạt được điều đó”. 

Ảnh: Nhu Truong chụp trước trường đại học ở Mỹ mà bạn theo học, West Virginia University vào những ngày đầu thu se lạnh
Ảnh: Nhu Truong cùng giáo sư và các bạn Mỹ trong buổi thuyết trình cuối kì kết thúc môn học
Ảnh: Nhu Truong cùng sinh viên quốc tế tham gia hoạt động ngoài trời (outdoor activities)

“For an international student coming from a developing country, going to study abroad with a full-funded scholarship is not easy. My dream has come true! I have been crossing different continents from Asia to Europe and then now America for doing my Master degree! I know my family and friends are proud of me.

Even though I know that I am no one among 7 billions, I am always thankful to my family who always by my side and support me wholeheartedly. I love them to the moon and back. And thank you for all my beloved friends who always help me whenever I need. And thank for myself too, the ME who always keep working hard, focusing on life goal and of course never forget enjoying life.”

From Nhu Truong (West Virginia University)

Tác giả: Nhu Truong, đang theo học Thạc sỹ ở Ý, tham gia chương trình trao đổi sinh viên tại Đại học West Virginia University tại Hoa Kỳ

Featured

Nỗi buồn xuất ngoại

Xuất ngoại đổi đời là mơ ước của nhiều người nhưng liệu chăng có nên đánh đổi tất cả để đến được miền đất hứa?

Qua bài viết này, Viet Connect sẽ giới thiệu đến quý độc giả những lời khuyên chân thành từ chính cựu du học sinh bậc Thạc sĩ tại vương quốc Anh về việc cân nhắc được-và-mất khi xuất ngoại nhằm tránh được những nỗi buồn dai dẳng như sự việc 39 người trong container vừa rồi.

Về vụ việc 39 người trong container đi từ Bỉ sang Anh đáng lẽ mình sẽ không nói ra đâu, nhưng tự thấy nếu im lặng thì thành ra có lỗi với xã hội, với người dân Việt vì mình đã có ít kinh nghiệm khi còn học ở Vương quốc Anh và có dịp tiếp cận những người lao động chui từ quê hương. Mình thật sự muốn chia sẻ suy nghĩ với những người đang có ý định đi theo con đường lao động bất hợp pháp.

Thực ra, đi lao động chui hay vượt biên không giấy tờ không sung sướng gì, phải đối diện với rất nhiều rủi ro, mà kinh khủng nhất chính là mạng sống của chính mình. Cho dù vượt biên trót lọt thì qua đó cũng trở thành nô lệ cho chủ lao động nước ngoài. Lẽ dĩ nhiên là nếu gặp chủ tốt thì là phúc phần, may mắn của bạn; còn gặp chủ không tốt thì cuộc đời sẽ rất cay đắng. Nhưng phần lớn là gặp chủ không tốt bởi họ biết bạn không có giấy tờ tùy thân nên chỉ trả cho bạn mức lương thấp có lợi cho họ – bạn chấp nhận thì làm, không thì thôi và thời gian làm việc rất dài 10-12 tiếng/ngày! 

Thực sự nhiều người có ước mơ đi nước ngoài làm việc, học tập để đổi đời nhưng nên đi nước nào và đi như thế nào là hợp pháp thì không phải ai cũng có cơ hội tiếp cận nguồn thông tin xác thực (nhất là người dân ở các vùng quê) mà còn mù quáng tin vào các công ty môi giới việc làm hay công ty du lịch bất hợp pháp để đưa họ sang nước ngoài một cách nhanh nhất.

Nói đến đây làm mình nhớ đến ngày xưa khi transit ở Dubai (nơi trung chuyển các chuyến bay quốc tế) để về Việt Nam. Khi ở sân bay Dubai, lúc check in chuẩn bị lên máy bay về Việt Nam thì mình thấy một nhóm lao động Việt bay từ Châu Phi về Việt Nam nhìn rất tội khi quần áo thì cũ mèm, đi dép tổ ong, tay xách điếu thuốc lào, tay cầm chiếu cói nên mình mới hỏi thăm là: “Các anh chị từ đâu bay về đấy?” Một người trong số đó trả lời: “Mọi người đi xuất khẩu lao động ở Châu Phi, giờ về Việt Nam em à”. Mình hơi tò mò nên hỏi tiếp: “Sao các anh chị đi xuất khẩu lao động nhìn khổ thế?!” thì anh ấy nói: “Bọn anh đi lao động vậy thôi chứ bị chủ bóc lột nhiều lắm, không có tiền, may mắn tự dành dụm được một ít tiền mua vé máy bay về Việt Nam và ít quà cho người thân, còn lại thì không được gì cả – nói chung đi khổ lắm em à!” Xong mình mới hỏi tiếp: “Thế anh đi được bao lâu rồi?” thì anh ấy đáp lời: “Được một năm rồi em”. Mình hỏi tiếp: “Kỳ này chắc anh về luôn chứ?!” Anh trả lời: “Chắc chắn rồi em!” Thế rồi mình đành quay đi và chỉ biết im lặng. Trong đầu mình lúc này chợt nghĩ: “Sao người Việt khổ thế nhỉ…?!”

Lúc mình đặt chân đến Dubai thì lúc đi bộ ở sân bay quốc tế này thì nhìn mọi người đều ăn mặc tươm tất (có thể nói là lịch sự và sang trọng) nhưng khi đến sảnh check in chuẩn bị lên máy bay về Việt Nam thì cảnh tượng nhóm người Việt ăn mặc luộm thuộm, đồ đạc lỉnh kỉnh, trải chiếu nằm rạp ở chỗ check in không khỏi làm mình chạnh lòng. Nói đến đây trong đầu mình có rất nhiều suy nghĩ về người Việt trong mối tương quan với Thế giới.

Dĩ nhiên không nên so sánh một cách gượng gạo nhưng thực tế nước mình vẫn còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn… Và mình nghĩ trong tương lai khi trở về Việt Nam sẽ làm điều gì có ý nghĩa cho cộng đồng người Việt, dù điều đó có vĩ mô hay vi mô thì cũng sẽ cố gắng thực hiện!

Thế mới nói, người Việt xuất khẩu lao động ở xứ ngoại rất khổ, đó là chưa kể những người lao động chui phi pháp (thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng). Nhưng mọi người cứ ngỡ ra nước ngoài là sung sướng, là hạnh phúc nhưng đâu lường trước được hết các rủi ro có thể gặp phải. Ngay cả ở các quốc gia phát triển, người dân cũng phải bươn chải, làm lụng vất vả mới có cuộc sống hạnh phúc và bình yên về sau – mà đó là khi người dân còn được bảo hộ quyền lao động và được trả công xứng đáng.

Vậy tại sao chúng ta phải đến nước khác một cách phi pháp? Làm việc cho họ – để họ làm chủ, rồi bị họ bóc lột sức lao động? Và cho dù có hợp pháp đi nữa, chúng ta vẫn có thể bị chủ lao động bóc lột, nhưng dù sao vẫn tốt hơn rất nhiều so với trường hợp xuất ngoại bất hợp pháp vì vẫn được đất nước sở tại bảo hộ quyền lợi lao động hợp pháp của chính mình. Đừng vì những tin đồn thất thiệt về một quốc gia nào đó, những món lợi ảo cùng những sự ganh đua về vật chất trong xã hội mà lúc nào cũng muốn xuất ngoại bằng-mọi-giá mà chưa lường trước hết thảy các rủi ro trên hành trình xa xứ. Hiện nay, rất nhiều quốc gia đang thắt chặt an ninh tại các cửa khẩu, đặc biệt là vương quốc Anh nên rất khó để vượt biển sang được đến vương quốc Anh.

Mình viết bài này để chân thành khuyên những người có ý định vượt biên hay xuất khẩu lao động phi pháp nên từ bỏ ý định vì điều này chắc chắn ảnh hưởng đến chính cuộc đời người trong cuộc và cho dù có vượt biên trót lọt thì cuộc sống xứ người chưa chắc đã là màu hồng nên mọi người hãy cân nhắc thật kỹ!

Và cho dù là xuất khẩu lao động hợp pháp thì các bạn cũng hãy cân nhắc giữa được và mất. Hãy cẩn trọng lắng nghe kinh nghiệm thực tế của những người đã đi làm hợp pháp bên đó và những lời khuyên chân thành để từ đó bạn có thể tự quyết định đường hướng của cuộc đời mình!

Nước ta vẫn còn đó khá nhiều gia đình có cuộc sống khó khăn nhưng không phải vì khó khăn mà cứ phải đi nước ngoài để đổi đời bằng mọi giá. Vì không hẳn nước ngoài mới là thiên đường khi chúng ta qua đó mà không được quốc gia sở tại bảo hộ quyền con người thì rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Câu hỏi đặt ra là bất chấp đánh đổi để đến bằng được vùng đất hứa liệu có đáng?! Và nếu bất trắc xảy ra thì e rằng “thiên đường” theo nghĩa đen đang chờ đón…

Hình: Phà đi từ eo biển Châu Âu đến vương quốc Anh (do tác giả cung cấp)

Hình mình chụp chiếc phà đi từ eo biển Châu Âu đến vương quốc Anh trong chuyến đi du lịch Châu Âu của mình (phà có thể chở người, trên trăm chiếc container và hàng hóa). Trước khi lên và xuống phà đều bị kiểm tra hộ chiếu và visa gắt gao nên chỉ có thể trốn trong các thùng container dưới 0 độ, vì nếu trốn trong các thùng container bình thường khả năng rất cao sẽ bị phát hiện bởi cảm biến nhiệt. Nhưng như mọi người đã biết rồi đó, vụ việc vừa rồi đã chỉ ra rõ rủi ro khi trốn trong container nhiệt độ thấp là chính cái thùng lạnh đó chở bạn về thế giới bên kia !

Tác giả: David Dang (Cựu du học sinh bậc Thạc sĩ tại Vương quốc Anh)

Hãy cùng chia sẻ bài viết để giúp người Việt có cái nhìn phù hợp hơn về việc xuất ngoại.
Cùng Viet Connect xây dựng cộng đồng người Việt toàn cầu vững mạnh.

https://vietconnectnet.wordpress.com

Featured

Một bát Phở ngon

Thế nào là một bát Phở ngon là điều mà người Việt trong nước và ở nước ngoài đều tự hỏi khi Phở Việt mang tinh thần, cội nguồn người con đất Việt.

Lần này, Viet Connect sẽ mời độc giả cùng tìm hiểu quan niệm về bát Phở ngon của người Việt qua góc nhìn của Tâm lý gia Hoàng Anh Vũ cùng niềm đam mê ẩm thực Việt.

Người Hà Nội vẫn chê Phở Sài Gòn và ngược lại người Sàigon vẫn than không nuốt được Phở Bắc. Khó mà phân định được ai đúng ai sai vì cơ bản đó là hai cách thưởng thức Phở khác nhau.

Phở Bắc với nước súp thanh, mùi thơm dịu và chỉ tái, chín không hơn còn Phở Sài Gòn như chính tính cách dung hoà của mảnh đất này nên tròn vị đầy hương, đậm vị xương ninh với đủ các thứ thịt gân, tái, nạm và bò viên.

Trước đây mình vẫn thích Phở Nam do yếu tố gần gũi thân thuộc và cũng phần nào vì Phở Bắc mình thử qua lại có nhiều bột ngọt. Và đến giờ mình vẫn ăn Phở Sài Gòn nhiều hơn cách ăn của người Bắc – không rau, giá, tương và được phục vụ đúng cung cách ăn Phở. Nhiều hàng Phở đổi qua tô inox cho thấy sự công nghiệp hoá hay phần nào hời hợt vì loại tô này làm nguội nước dùng nhanh chóng. Nhưng dù là Phở Bắc hay Nam thì hiện nay đều đã ít nhiều bị mất đi hương vị truyền thống. Nghe thì thật buồn cười vì món Phở giờ đã đi khắp thế giới nhưng càng vươn xa thì lại càng mai một các nét nghệ thuật riêng và ít nhiều trở thành biến thể so với vị Phở nguyên bản.

Pho
Ảnh: Món Phở (ảnh do tác giả cung cấp)

Phở truyền thống so với Phở Nam thì vẫn là các gia vị ninh cùng xương bò như hồi, quế, sao, đinh hương, thảo quả, thỉnh thoảng là gừng và củ hành nướng nhưng có ba thứ hiện nay mà Phở đã mất đi. Ba thứ đó bao gồm: sá sùng, tiêu và hành.

Trong khi sá sùng (một loại hải sản quý hiếm từng được dùng để làm ngọt nước dùng trong món Phở truyền thống Hà Nội và Nam Định) hoàn toàn bị lãng quên trong công thức thì hành và tiêu lại là câu chuyện khác.

Tiêu phải là loại tiêu thơm như tiêu Phú Quốc và xay bằng tay vì xay bằng máy số lượng nhiều, ma sát sẽ làm biến tính – khiến hạt tiêu mất đi mùi thơm. Đó là lý do khi ăn ở nhà hàng Tây cao cấp theo kiểu fine dining, mọi người sẽ thấy tiêu được đựng trong lọ có thể tự xay bằng tay. Nếu bạn húp cạn bát Phở mà chỉ cảm giác muốn sặc và lợn cợn tiêu ở dưới đáy tô, chả có vị gì thì đích thực là loại tiêu xay công nghiệp rẻ tiền.

Cuối cùng là hành – hành có dăm ba loại và cũng từng ấy phẩm. Loại hành lá thơm phải được xẻ dọc phần đầu còn phần lá thì xắt nhuyễn và cho vào tô rồi mới chế nước dùng lên. Độ nóng của nước dùng sẽ làm cho hành chín và tiết ra mùi thơm. 

Cách nấu Phở hiện nay cũng tinh giảm ít nhiều và khác đi so với Phở nguyên thuỷ. Có lần mình được một người Khách Gia vẫn giữ công thức Phở từng nấu cho Quan Pháp (trước 1954 tại miền Bắc) nấu cho ăn thì thấy họ có cho mía vào nồi nước dùng để làm nước trong hơn. Ngoài ra xương ống bò cũng được luộc sơ 30 phút rồi lấy ra rửa sơ lại nấu thêm lần nữa mới thành nước dùng. Đây là cách khử mùi tanh của xương và cặn máu nhưng quả thật không phù hợp khi nấu số lượng lớn.

Để có được sá sùng thì phải qua khu vực Chợ Lớn (Đề Ngạn) hay con đường nhỏ Lương Nhữ Học thì may ra tìm mua được. Một tô Phở truyền thống thật sự có hương vị rất khác biệt!

Các loại thịt của Phở ngon nhất có lẽ là thịt nạm vè – là miếng thịt bụng với 7 phần thịt và 3 phần mỡ trắng. Thứ nhì là gàu – là miếng mỡ cứng nhưng dòn và béo ngậy, kế đến là miếng tái đỏ au. Đúng ra bò ta (tiêu biểu là bò tơ Củ Chi) với miếng thịt đỏ thẫm sẽ ngon hơn các loại bò Úc màu nhàn nhạt khi nấu tô Phở.

Tính tới tính lui thì may ra quán Hương Bình trên đường Võ Thị Sáu (Sài Gòn) vẫn còn đủ hương – vị – sắc. Mình vẫn hay gọi combo đặc biệt cùng nước béo hành trần và quả trứng nhiều hành. Giá hơi cao nhưng vẫn có nét Phở thuần.  Và vẫn thế: không rau, giá hay tương được thêm vào tô Phở nóng.

Tác giả: Hoàng Anh Vũ, Tâm lý gia chuyên làm việc với lão khoa

Bạn nghĩ gì về Phở Việt và truyền thống phở Việt? Hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết để cùng dựng xây tinh thần người Việt toàn cầu. Tìm hiểu thêm về dự án Viet Connect tại đây: https://vietconnectnet.wordpress.com/about-viet-connect/

Featured

Môi trường làm việc tại Anh qua đôi mắt cựu sinh viên

Sau bài viết suy nghĩ về “Lẽ sống” của du học sinh ngành Kiến trúc tại Nhật Bản, bài viết dưới đây sẽ mang lại âm hưởng của môi trường làm việc tại vương quốc Anh qua đôi mắt cựu sinh viên Thạc sĩ ngành MSc Marketing & Business Analytics.

Phòng Marketing của University of Nottingham (trường xếp hạng thứ 84 của toàn Thế giới vào năm 2018) là môi trường làm việc tốt nhất hệ mặt trời mà Băng Trần đã rất may mắn khi có cơ hội được làm việc từ 2018 đến đầu 2019. Dù đã về nước hơn 6 tháng mà Băng Trần cứ nhớ khôn nguôi “môi trường làm việc thần thánh ấy và vị sếp như ông Bụt trong truyện cổ tích”.

Đồng nghiệp tại văn phòng Anh và cả văn phòng Kuala Lumpur vừa sang Việt Nam công tác mời Băng Trần đi ăn lại làm nỗi nhớ xứ sương mù càng thêm da diết. Đã vậy mà các bạn lại còn khuyên Băng Trần quay về Anh làm việc tiếp cho văn phòng hoặc sắp tới có sang chơi thì phải ghé thăm chào mọi người.

Nhớ Trường và Băng Trần cũng rất vui khi nghe được những thông tin mới nhất về Trường.

❄️ Trường bây giờ hơi hạn chế quỹ học bổng, xuất sắc lắm cũng chỉ 50% thôi chứ không còn cấp học bổng 100% như khi Băng Trần đi học năm 2017 nữa.

❄️ Học phí có tăng, nhất là ngành Băng Trần học là Business Analytics bây giờ là £30,000 và đầu vào cũng đòi hỏi cao hơn do ngành hấp dẫn nhưng cũng nhiều thử thách.

❄️ Good news: từ năm sau du học sinh qua vương quốc Anh được ở lại đi làm 2 năm, vương quốc Anh đẹp và nhiều danh lam thắng cảnh, lại dễ di chuyển sang các nước châu Âu du lịch mùa hè. Băng Trần vẫn là fan của nước Anh cổ kính.

❄️ Đồng Bảng Anh hiện tại đang có mệnh giá hấp dẫn với sinh viên quốc tế khi chọn du học

Vương quốc Anh cũng có học bổng chính phủ Chevening danh giá, chúc các bạn may mắn và thành công trên con đường học tập nhé.

Tác giả:

Băng Trần
MSc Marketing and Business Analytics
Marketing and Communications Manager 

Featured

[Nhật Bản] Suy nghĩ về “Lẽ sống” của du học sinh ngành Kiến trúc tại Nhật Bản

Trước giờ mình vẫn tâm niệm, đã sống thì dĩ nhiên là phải cần làm gì đó để sinh tồn. Nhưng nếu phải làm cái gì đó để sinh tồn thì nên làm gì có ích trong khả năng của bản thân. Và cái có ích thì chưa chắc sinh ra nhiều lợi nhuận về kinh tế. Nhưng nếu chỉ vì lợi nhuận mà không có ích thì không có ý nghĩa. Cái gọi là ý nghĩa cũng tự chủ quan con người đặt ra. Nhưng quả thật, nếu tự thân không cảm thấy việc mình đang làm có giá trị thì phải suy nghĩ lại.

Quan niệm của người Nhật về "Lẽ sống
Hình minh họa về “Lẽ sống” của người Nhật gọi là Ikigai 生きがい
(Nguồn: http://tikz.vn/hinhve/
ikigai-quan-niem-song-cua-n
guoi-nhat/
)

Đối với mình, giá trị để đánh giá một con người không phải là số tiền mà người đó kiếm được mà là sự đóng góp, giúp ích được cho cộng đồng và xã hội, có thể là vật chất hoặc những tri thức và các giá trị tinh thần. Mỗi người mỗi nghề, mỗi cách nghĩ khác nhau, nhưng chí ít là bản thân mình cũng cảm thấy tự hào với những gì mình đang làm. Mình cho rằng đó chính là lẽ sống của con người.

Từ thời còn là sinh viên đại học, mình đã nghĩ, nhất định phải tìm ra một hướng thiết kế để công trình sao cho phù hợp nhất với môi trường, dứt khoát thiết kế không phải là những thiết kế phô diễn hình khối, mà bên trong con người không cảm thấy thoải mái, thiếu sự gắn kết với môi trường xung quanh. 

Continue reading “[Nhật Bản] Suy nghĩ về “Lẽ sống” của du học sinh ngành Kiến trúc tại Nhật Bản”
Featured

[ĐỨC] Bốn mùa ở Đức qua đôi mắt Á hậu

Vy viết cho Vy sau này già rồi còn đọc lại, con cháu còn xem ngày xưa mẹ/bà đã sống như thế nào. 

“Thời gian nhanh như chớp mắt luôn luôn đúng. Ngày này 1 năm về trước Vy đang tay xách nách mang 2 vali hơn 40 kg đáp xuống sân bay Frankfurt và lần mò về Bamberg nhỏ xinh.”

Vika Phạm

Những ngày còn nhỏ Vy nghĩ trong đầu, ở Sài Gòn hoài không biết có lúc nào mình được có cảm giác có 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông như trong sách vở vẫn học, như trong mấy phim ngôn tình vẫn coi mùa đông tuyết rơi trắng trời lạnh lẽo.

Không phải Vy chưa từng biết mùa đông có tuyết, Vy đã đi Hàn vào mùa đông năm 2015 có tuyết lạnh, có phim Hàn để đóng. Thế nhưng đó cũng chỉ du lịch vài ba ngày, không thấu hết được.

Cuối cùng, Vy cũng được nhìn thấy và cảm nhận sự thay đổi của thời tiết, của cảnh vật qua từng mùa. 

4 mùa đầu tiên của tuổi trẻ đối với Vy dễ thương, cũng đẹp và tất nhiên nó cũng không ngôn tình như Vy từng ảo mộng. Cũng đúng thôi, chả có cuộc sống nào toàn màu hồng cả nên thử thách là lẽ đương nhiên.

Phải mạnh mẽ mà bước đi thôi!

Phần 1 – Mùa thu ở Đức

Đó là những ngày thu se lạnh (không phải se đâu mà lạnh lắm đấy), Vy mới sang chỉ mặc có mỗi áo tay dài và một áo khoác cardigan, cứ ngỡ quần áo thế là dày ấm rồi mà nào ngờ bước ra đường chỉ cần một cơn gió thôi là toàn thân run lẩy bẩy. Vậy nên Vy quyết định rút hầu bao chi ngay cho một cái áo khoác manteau đúng kiểu Châu Âu để chống đỡ cái lạnh.

Rồi Vy vô tình quen được bạn mới trong lúc tìm đường đến trường, bạn khá dễ thương, tốt tính, giúp Vy hết mọi thứ từ việc đi làm bảo hiểm (insurance) tới nhập học rồi còn dẫn đi vòng quanh thành phố bé xinh để tham quan. Cứ phải mạnh dạn hỏi han, biết đâu lại có bạn như Vy đấy.

Continue reading “[ĐỨC] Bốn mùa ở Đức qua đôi mắt Á hậu”
Featured

Tiếng Việt ở nước ngoài sẽ đi về đâu?

Với những bậc cha mẹ Việt sống tại hải ngoại, được nghe con nói tiếng mẹ đẻ là hạnh phúc lớn lao, đòi hỏi sự nỗ lực không nhỏ. Làm thế nào để gieo cho con tình yêu tiếng Việt là câu hỏi lớn với những người làm giáo dục.


“Tiếng Việt còn trong mọi người, người Việt còn thì còn nước non;

Giữ tiếng Việt như ngày nào, hào hùng xưa mãi vọng ngàn sau;

Hồn Việt mình còn nguyên vẹn tròn;

Giữ tiếng Việt cho nối đời, lời quê hương ấy lời sắc son.”

Những ca từ trong bài hát “Thương ca tiếng Việt” do Đức Trí sáng tác như tấc
lòng của rất nhiều người Việt sống ở hải ngoại.

Các bậc phụ huynh có con sinh ra ở nước ngoài có lẽ không ít lần tự hỏi, làm sao để giữ gìn tiếng Việt cho con, làm sao để gieo cho trẻ thơ tình yêu tiếng mẹ, tiếng quê hương?

Continue reading “Tiếng Việt ở nước ngoài sẽ đi về đâu?”
Featured

[Hoa Kỳ] A Day in Washington DC video | Một ngày ở thủ đô Washington DC

Chào mừng mọi người đến với video đầu tiên do Viet Connect hợp tác cùng dự án Travel’s Corner Vblog. Trong video này, Milly Nguyen (Founder Viet Connect https://vietconnectnet.wordpress.com) sẽ cùng Tommy Le (Founder Travel’s Corner Vblog https://travelercorner.wordpress.com) giới thiệu đến với các bạn tổng quan về thủ đô Washington DC và lịch sử Hoa Kỳ qua những điểm tham quan nổi tiếng như:

Nhà Trắng (White House)

Tháp Bút Chì (Washington Monument)

Nhà tưởng niệm Lincoln (Lincoln Memorial)

Toà Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ (The United States Capitol) và Quốc Hội Hoa Kỳ (United States Congress)

Qua clip này, mọi người sẽ hiểu hơn về Washington DC cũng như có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc học, làm, sinh sống, du lịch ở Mỹ.

Video: Một ngày ở thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ
Continue reading “[Hoa Kỳ] A Day in Washington DC video | Một ngày ở thủ đô Washington DC”
Featured

[NHẬT BẢN] Phân loại tàu

Tổng quan

Ở bài viết hướng dẫn cách sử dụng phương tiện công cộng ở Nhật vừa rồi, mình đã giới thiệu chi tiết cách sử dụng tàu điện tại Tokyo. Tuy vậy, do tàu điện là hệ thống phương tiện di chuyển chính yếu tại Nhật nên tàu được phân loại với tốc độ khác nhau để phục vụ tốt hơn cho mục đích di chuyển của người dân. Ở bài viết này, mình sẽ phân tích chi tiết về các loại tàu để giúp mọi người hiểu hơn về hệ thống phân loại tàu cũng như tránh tình trạng sử dụng nhầm tàu.

Continue reading “[NHẬT BẢN] Phân loại tàu”

Featured

Giới thiệu Dự án Viet Connect

Viet Connect là Cẩm nang/Nền tảng chia sẻ con đường đến thành công và hạnh phúc của người Việt đến người Việt và ra Thế giới.

Dự án khởi đầu bằng việc chia sẻ kinh nghiệm sống, học tập và làm việc từ người Việt đến người Việt và các cộng đồng khác trên toàn thế giới.

Các bài viết sẽ do chuyên gia, tác giả gốc Việt từ nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực ngành nghề chia sẻ. Ở mỗi bài viết sẽ có mục giới thiệu về chuyên gia, tác giả nhằm vinh danh những đóng góp của người Việt ra thế giới.

Dự án Viet Connect được xây dựng dựa trên tinh thần: Sẻ chia (Share), Hỗ trợ và Phát triển (Support and Strive)

Founder and Owner (Người sáng lập chính và chủ dự án): Milly Nguyen (Thi Ngan Ha Nguyen)/Nguyễn Thị Ngân Hà – Washington DC, the U.S.

Liên hệ và đóng góp bài viết tại: VietConnectdotnet@gmail.com và MillyNguyen.official@gmail.com

Website chính thức: https://vietconnectnet.wordpress.com và VietConnect.net

Featured

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ CHUNG VƯỢT MỌI RÀO CẢN VĂN HOÁ VÀ NGÔN NGỮ

Đôi lời giới thiệu: mình đã tham quan, học tập và sinh sống ở 15 quốc gia ở ba châu lục (châu Á, châu Âu, châu Mỹ) từ nước đang phát triển (ngay cả Myanmar và Cuba) và các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Đức) nên đã tận mắt quan sát, tự thực hành và rút ra những kết luận sau: 

  • Bạn muốn được tôn trọng thì bạn phải tôn trọng người khácỞ Nhật thì việc tôn trọng thể hiện trong cách chào hỏi (cúi đầu), các kính ngữ (thường phải thêm hậu tố “san” ngay sau tên của người lớn tuổi hoặc có vai vế cao hơn), trong cách làm việc họ luôn nói “Cám ơn”, đồng thời cũng tôn trọng tôn ti trật tự.Ở Anh, sự trọng thị thể hiện qua việc dùng những cấu trúc hỏi lịch sự (“Would you please…?, “May I help you?”), các danh xưng mang tính tôn trọng đối phương (Sir, Madam), luôn nói “Thank you very much/Thank you a lot” thay vì chỉ đơn giản là “Thank you”.Khi mắc lỗi thì người Anh sẽ nhận lỗi lịch sự, tròn câu rõ nghĩa là “I am so/pretty sorry” thay vì chỉ là “Sorry”. Khi chuẩn bị đặt câu hỏi với người vừa gặp, hoặc nhờ họ giúp đỡ, xin nhường đường để tiện vượt lên phía trước lúc đi bộ thì người phương Tây sẽ dùng những cấu trúc đầy đủ như: “Excuse me, could you please tell me how to…?” (Thứ lỗi cho tôi, bạn có thể nói cho tôi biết làm sao để…?) “Excuse me, let me pass.” (Thứ lỗi cho tôi, vui lòng cho tôi bước qua.). Thường thì ở phương Tây, người dân tôn trọng khoảng cách cá nhân nên nếu tự dưng bạn cần lại gần ai đó để hỏi thông tin hoặc nhờ sự giúp đỡ, hoặc vượt qua họ khi đi bộ thì luôn phải dùng cấu trúc: “Excuse me, …” để họ không phải bất ngờ và cảm thấy được tôn trọng.Thông thường, ở các nước phát triển sẽ nhiều chuẩn mực, quy tắc, thoạt nhìn có vẻ cầu kì, lạnh lùng nhưng một khi bạn nhìn thấu, cư xử lịch sự thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái và tự nhiên. Các nước phát triển chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Anh ngữ và nền văn hoá phương Tây nên dù là Mỹ hay Úc thì cũng tôn trọng và đề cao chuẩn mực đạo đức và hành vi đẹp trong xã hội.
    Tuy vậy, ngay cả những nước đang phát triển thì chuẩn mực đạo đức và cư xử văn minh, lịch sự vẫn luôn được đánh giá cao. Đó không chỉ là hệ thống quy tắc chuẩn mực cơ bản (common sense) mà còn là thể hiện chính con người bạn! Vì vậy, công dân thế giới (global citizen) cần hiểu sâu, nhận thức rõ, thực hành đều đặn để trở thành một phần của tiềm thức trong con người mỗi chúng ta. Thành công và hạnh phúc đến từ việc tu dưỡng cá nhân và rèn luyện năng lực mỗi ngày.Một số ví dụ điển hình của bộ quy tắc ứng xử cơ bản bất kể bạn ở nơi nào trên thế giới: mở cửa cho người chuẩn bị bước đến, giữ cửa mở cho người đằng sau, giúp đỡ người già yếu, chăm sóc trẻ con, nhường nhịn phụ nữ, nhường ghế cho phụ nữ đang mang thai/người khuyết tật/người lớn tuổi, luôn nói “Cám ơn” khi nhận được sự giúp đỡ hoặc quan tâm từ người khác, luôn nói “Xin lỗi” khi mắc lỗi hoặc vô tình gây ra một chuyện nào đó làm phiền hà người khác và kèm những yếu tố trên vừa phân tích. 
Continue reading “BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ CHUNG VƯỢT MỌI RÀO CẢN VĂN HOÁ VÀ NGÔN NGỮ”
Featured

[THẾ GIỚI] KINH NGHIỆM SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI KHI DU HỌC, CÔNG TÁC, ĐỊNH CƯ

Nhân dịp mùa nhập học của các nước và đánh dấu ngày mình đến Mỹ được gần 4 tuần và mỗi lần bắt đầu lại từ đầu đều là một “mùa” chông gai cho các em/bạn/anh/chị du học/công tác/định cư nên bài viết sẽ tổng hợp một số khía cạnh về việc ăn, học, làm và giải trí khi ở nước ngoài theo kinh nghiệm mình đúc kết được sau khi ở Anh hơn 1 năm, đã đến các nước châu Đông Nam Á, du lịch hai lần đến Pháp, Ý, Đức và một lần đến Hà Lan.

Làm gì khi sắp bay hoặc vừa đến nước sở tại: 

Xem bài viết: https://sgnganha.wordpress.com/2017/08/16/day-la-nhung-ngay-thang-dau-tien-minh-dat-chan-den-my-that-su-khong-biet-cuoc-song-sap-toi-nhu-the-nao-nhung-minh-chi-muon-ghi-lai-mot-so-cam-nhan-va-mot-so-kinh-nghiem-minh-rut-ra-duoc-sau-khi-da-o/

Về việc ăn uống – nấu nướng:

Ăn uống ở nước ngoài khá tốn kém nên tốt nhất là bạn nên tự nấu. Thỉnh thoảng ăn ở ngoài với bạn bè hoặc ăn ngoài khi quá bận học và/làm mà không có thời gian nấu. Mỗi bữa ăn ở châu Âu và Mỹ trung bình khoảng 10 Europe/bảng Anh/Mỹ nên nếu bạn chịu khó tự nấu thì vừa tiết kiệm, vừa đảm bảo dinh dưỡng và hợp khẩu vị.

IMG_0565

Hình: Quán (mì) Ramen Nhật nổi tiếng ở gần Chinatown

tại thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ

Thường thì buổi tối mình nấu đủ ăn cho 3 bữa (tối hôm đó, sáng và trưa hôm sau). Lý do là vì mình liên tục lên trường và đi ra ngoài (cuộc sống ở nước ngoài rất bận rộn) nên phải nhanh, gọn lẹ. Tuy vậy, theo mình thấy, không nên nấu một lần quá nhiều (nhiều hơn 3 bữa) vì để lâu đồ ăn sẽ không ngon, không còn đảm bảo dinh dưỡng và rất ngán. Các bạn làm việc ở các thành phố lớn ở Việt Nam có thể thử áp dụng cách này vì ở nước ngoài, việc nấu cơm sẵn ở nhà và mang theo rất phổ biến – nhất là những người thường ăn theo chế độ diet hoặc organic đặc biệt.

Một tuần đi chợ/siêu thị khoảng 1-2 lần. Tuỳ vào khả năng di chuyển và xách nặng của mỗi người. Nhìn chung thì cần mua những nhóm thức ăn như: thịt cá, rau củ, trái cây, tráng miệng, sữa, bánh… Tuỳ vào khẩu vị và khả năng nấu nướng của mỗi người nhưng về cơ bản muốn nấu ngon thì cần: thực phẩm tươi, gia vị ngon và khéo tay. Cuộc sống ở nước ngoài rất bận rộn nên cần nấu nhanh, gọn, đủ chất. Với những bạn nữ thì nên bổ sung thêm vitamin và sữa nếu cần do phải di chuyển nhiều, học và làm liên tục. Với những bạn không rành nấu ăn thì có thể tranh thủ học cơ bản trước khi du học rồi xem thêm công thức trên mạng sau.

IMG_0041

Hình: Siêu thị châu Á tại bang Virginia

Continue reading “[THẾ GIỚI] KINH NGHIỆM SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI KHI DU HỌC, CÔNG TÁC, ĐỊNH CƯ”
Featured

[NHẬT BẢN] Cách sử dụng phương tiện công cộng ở Nhật với Google Maps – Tàu điện

Tổng quan

Hệ thống tàu điện của Nhật Bản nổi tiếng với sự chính xác và được xem là một trong những phương tiện di chuyển chính của người dân Nhật Bản. Đồng thời, đây cũng là hệ thống tàu điện có mật độ dày và phức tạp nhất thế giới.

Trong chủ đề này, bài viết sẽ hướng dẫn người đọc mới bước chân sang Nhật du lịch, học tập hay công tác đều có thể tiếp cận và sử dụng phương tiện công cộng dễ dàng.

Tình huống giả định

Mình đang sinh sống tại ga Kamata. Vì công việc nên mình phải đi từ ga Kamata đến ga Shibuya – Vậy mình phải di chuyển bằng tàu điện như thế nào?

Các bước để đi tàu

Thiết bị và ứng dụng

  • Thiết bị: smartphone + Internet (4G hoặc Wifi miễn phí ở ga tàu)
  • Ứng dụng: Google Maps
  • Thẻ đi tàu: Suica hoặc Pasmo

Chú ý: Trên thực tế ở các ga tàu của Nhật cũng có ga có hỗ trợ Wifi free và cũng có các ga tàu không hỗ trợ. Nên tốt nhất là trước khi sang Nhật nên mua SIM du lịch trước.

Bước 1: Xác định điểm khởi hành và điểm đến

  • Điểm khởi hành: Kamata station
  • Điểm đến: Shibuya station

Continue reading “[NHẬT BẢN] Cách sử dụng phương tiện công cộng ở Nhật với Google Maps – Tàu điện”

Featured

[THẾ GIỚI] KINH NGHIỆM DU HỌC

Lời nói đầu: 

Một số bạn hỏi mình là nền giáo dục Anh và Mỹ có gì khác nhau, tiếng Anh giọng Anh và tiếng Anh giọng Mỹ khác nhau như thế nào, cùng là các khu vực phát triển nhưng liệu cuộc sống ở Mỹ và châu Âu có giống nhau… thì mình cũng xin chia sẻ cụ thể tại đây.

Mùa nhập học các nước đang đến gần nên mong các bạn sẽ chuẩn bị tốt nhất có thể cho chặng đường du học phía trước. Đây là bài viết tiếp theo trong chuỗi bài viết “Hành trình du học” của mình (đã bắt đầu từ năm 2014) để giúp tân sinh viên (du học các nước) chuẩn bị tinh thần và kiến thức cho chặng đường phía trước – vì một cộng đồng Du học Việt vững mạnh. Chúc các bạn sức khoẻ, may mắn và thuận lợi.

Đôi nét về bản thân mình: 

Mình đã có bằng Thạc sĩ đầu tiên ở University of Sussex (Anh quốc) ngành MA International Journalism/Communication niên khóa 2013-2014 và đang theo học bằng Thạc sĩ thứ hai là MS Business/Marketing Analytics tại American University (Hoa Kỳ), từng làm Manager của một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu ở Nhật Bản tại thị trường Việt Nam trong hơn 3 năm. Chuyên nghiên cứu chiến lược kinh doanh, khoa học dữ liệu và Văn hóa – Xã hội:https://www.linkedin.com/in/sgnganha/

Nhân mùa nhập học các nước nên mình có đôi điều muốn chia sẻ cùng các bạn.

Trước khi đến du học cần chuẩn bị:

  1. Kiến thức tổng quan (chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp) về quốc gia theo học và kĩ năng mềm: 
    Đọc báo, xem phim, nghe nhạc, hỏi thăm bạn bè, người thân, tra cứu thông tin trên mạng, tham gia một số diễn đàn của các sinh viên đang theo học tại trường. Sinh viên Việt Nam cần chuẩn bị cả kĩ năng thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn để bảo vệ chính mình và giúp người khác khi có sự cố xảy ra. Chơi ít nhất một môn thể thao và một môn nghệ thuật cũng là cách mà những người nổi tiếng và thành công rèn luyện não bộ và phát triển một cách toàn diện.
  2. Tìm hiểu hệ thống giáo dục và cách học:
    Mỗi quốc gia sẽ có những nét đặc sắc riêng về giáo dục cũng như những điều lưu ý khi theo học. Theo mình thấy thì du học sinh Việt Nam cần tìm hiểu kĩ phương pháp học, tư duy, cách tra cứu thông tin, trích dẫn tài liệu (Citation(s))… để tránh bị tụt hậu khi nhập học cùng sinh viên bản địa và sinh viên quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới. Một số trường sẽ có những khóa học Dự bị hoặc Chuẩn bị cho việc học chính thức (ở Anh thường gọi là Pre-sessional courses) để chuẩn bị kiến thức Anh ngữ, kiến thức tổng quan, cách học, cách tra cứu tài liệu, cách dùng thư viện và tổng quát về kiến thức chuyên ngành cho sinh viên quốc tế, đặc biệt là các bạn chưa đủ điều kiện theo học tiếng Anh như IELTS và TOEFL chưa đủ điểm. Ngay cả những bạn đã đủ điểm tiếng Anh để theo học chương trình chính thức thì nếu có thời gian và đủ khả năng về tài chính mà chưa học ở nước ngoài bao giờ thì nên theo học những khóa này (khoảng 1-2 tháng) để quen với việc học ở nước ngoài trước khi chạy nước rút cho chương trình chính thức. Nên đọc trước kiến thức, tích lũy kinh nghiệm thực tế trước khi học Cao học ở nước ngoài vì nội dung chương trình học Thạc sĩ khá nặng, yêu cầu kiến thức vừa sâu, vừa rộng, vừa mang tính áp dụng thực tế, đặc biệt là với ngành Business ở Mỹ.
  3. Tiếng Anh:
    Dù bạn đã giỏi hoặc đủ/dư điểm IELTS hoặc TOEFL để nhập học chương trình chính thức thì vẫn cần thường xuyên rèn luyện đủ 4 kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng nhiều phương pháp khác nhau như: nghe nhạc, xem phim, đọc báo, nói chuyện với giáo viên bản ngữ, đọc tiểu thuyết, tập viết và tư duy bằng tiếng Anh. Các bạn cần chú ý cả vốn từ, cách diễn đạt cho những tình huống thường ngày và cả học thuật để tránh trường hợp văn vẻ quá học thuật mà phản ứng chưa nhạy với các tình huống đời thường nhưng cũng tránh lối diễn đạt quá suồng sã mà thiếu chuẩn mực, học thuật cho các bài luận.Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế nên ở mỗi quốc gia sẽ có nét khác biệt nhất định. Ở các quốc gia dùng tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất thì các bạn sẽ được tiếp cận hệ thống tiếng Anh khá chuẩn mực nhưng đi kèm là yêu cầu về tiếng Anh để học và làm việc (thông thường) sẽ cao hơn. Ở các quốc gia dùng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (bên cạnh ngôn ngữ bản địa) thì thường khi đi làm, môi trường làm việc có thể sẽ yêu cầu bạn thông thạo cả tiếng Anh và ngôn ngữ bản địa (ví dụ: Phần Lan, Hà Lan, Singapore). Dù là quốc gia nào đi chăng nữa thì cũng sẽ có hệ thống diễn đạt, vốn từ, ngữ âm và giọng điệu nhất định. Tiếng Anh giọng Singapore và HongKong sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi cách phát âm của tiếng Quảng Đông (Cantonese). Tiếng Anh giọng Anh sẽ khá chuẩn theo phong cách cổ điển nhưng ban đầu bạn sẽ thấy khó nghe vì các phương tiện truyền thông hiện đại chủ yếu dùng giọng Mỹ. Giọng Anh thường trầm, phát âm rời từng từ, từng âm trong một từ, giọng điệu mang tính trịnh trọng, kiểu cách, mang âm hưởng quý tộc – hoàng gia, ít nói luyến, thường dùng âm trong họng, ít đẩy hơi ra hàm răng trên và dưới, ít uốn phần trước của lưỡi… Giọng Mỹ thì phát âm thường cao hơn giọng Anh, nhẹ hơn, một số âm trong từ sẽ được phát âm khác với giọng Anh (ví dụ: từ “graduate”), giọng điệu thoải mái hơn, chú trọng nhanh, to, rõ ràng, nói luyến nhiều hơn, thường phát âm nhẹ và đẩy hơi ra nhiều ở hàm răng trên và dưới, uốn phần trước lưỡi nhiều hơn và một số từ sẽ mang nghĩa hơi khác so với tiếng Anh của Anh quốc. Mình xuất thân từ khoa Báo Chí và Truyền Thông tại ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM lại có 3 năm làm việc trong ngành Truyền thông ở Việt Nam và liên tục nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt ngôn ngữ (Anh – Việt – Hoa – Latin), văn hóa, truyền thông trong vòng 6 năm cho đến thời điểm hiện tại nên cũng lập ra dự án riêng mang tên Cultural Hub (xem chi tiết tại: https://sgnganha.wordpress.com/2018/04/13/cultural-hub-project/)
Continue reading “[THẾ GIỚI] KINH NGHIỆM DU HỌC”
Design a site like this with WordPress.com
Get started